fbpx
loader
banner

Thời gian đọc: 4 phút

Lượt xem: 21
Featured Image

TỐI ƯU HOÁ ROI VỚI CDP MARKETING TOOL NHƯ THẾ NÀO?

CDP Marketing tool là một công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp lưu trữ, tổng hợp và phân tích dữ liệu khách hàng đa kênh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên việc có một chân dung khách hàng hoàn thiện là chưa đủ, các doanh nghiệp còn quan tâm đến việc tối ưu hóa ROI (hay Tỷ suất lợi nhuận hoàn vốn). Vậy làm thế nào để có thể tận dụng được sức mạnh của nền tảng CDP 365 cho việc nâng cao khả năng hoàn vốn của doanh nghiệp trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay?

Hãy cùng chúng tôi điểm qua 5 cách mà doanh nghiệp có thể tối ưu hóa ROI qua công cụ CDP qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Tối ưu hoá chi phí dành cho quảng cáo

Có thể nói quảng cáo là công cụ quan trọng để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Đối với nhiều doanh nghiệp chi phí dành cho quảng cáo chiếm phần lớn ngân sách dành cho một chiến dịch. Việc thu hẹp phạm vi đối tượng trong chiến dịch là cách để giảm bớt ngân sách quảng cáo và tăng cường hiệu suất đầu tư (ROI).

Khi sử dụng công cụ marketing CDP, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá đối tượng mục tiêu của mình bằng cách bỏ qua những khách hàng đã tương tác trước đó qua một kênh thay vì để quảng cáo xuất hiện dày đặc. Thêm nữa, việc so sánh dữ liệu về hiệu suất quảng cáo, ví dụ như giá trung bình cho mỗi lần nhấp chuột, có thể giúp doanh nghiệp đánh giá liệu thông tin chi tiết từ nền tảng dữ liệu khách hàng có ảnh hưởng đến sự cải thiện của ngân sách quảng cáo và ROI hay không.

  1. Tạo ra các trải nghiệm cá nhân hoá thông qua dữ liệu

Sau khi quảng cáo đã được tối ưu hoá và đem về một lượng dữ liệu khách hàng nhất định, CDP Marketing tool với khả năng đưa ra các phân tích về khách hàng bằng việc lưu trữ và tổng hợp dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp có thể tạo nên được một bức tranh chân dung hoàn chỉnh cho từng nhóm hay từng đối tượng khách hàng cụ thể. 

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể mang đến trải nghiệm cá nhân hóa độc đáo cho khách hàng của mình. Bên cạnh sự nhất quán về thông tin. Điều này không chỉ đem lại sự hài lòng cho khách hàng, mà còn có khả năng duy trì sự trung thành và tạo giá trị lâu dài; từ đó trực tiếp tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ví dụ: Với những doanh nghiệp bán lẻ, khi thấy khách liên tục mua những sản phẩm liên quan đến vệ sinh nhà cửa. Bằng việc có thể theo dõi hành vi trên trang web như việc xem sản phẩm, thêm vào giỏ hàng và hoàn tất giao dịch của khách hàng, doanh nghiệp có thể gợi ý cho khách hàng những gói khuyến mãi phù hợp để kích thích mua hàng.

  1. Chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận

Khi CDP được tích hợp với các hệ thống khác trong tổ chức, thông tin khách hàng sẽ được chia sẻ một cách liền mạch. Nhờ đó mà các bộ phận liên quan sẽ có cái nhìn bao quát hơn về đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang phục vụ như hành trình mua hàng của người tiêu dùng, những vấn đề thắc mắc của khách hàng liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ. Điều này có tác động tích cực đến toàn bộ hành trình xử lí và tối ưu dữ liệu thông tin của khách hàng, giúp tiết kiệm các chi phí không trực tiếp như thời gian chuẩn bị báo cáo của nhân sự, thời gian trao đổi thông tin giữa các bộ phận…Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tối ưu hoá ROI của doanh nghiệp. 

Ví dụ, thông tin về lịch sử mua hàng của khách hàng có thể được chia sẻ với bộ phận dịch vụ khách hàng để họ hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng khi có yêu cầu hỗ trợ.

  1. Tiếp thị đa kênh

CDP có thể là một công cụ mạnh mẽ cho các tổ chức muốn thực hiện chiến lược tiếp thị đa kênh. Với khả năng thu thập và tổng hợp dữ liệu khách hàng, công cụ tiếp thị CDP  giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược thu hút khách hàng đa nền tảng với thông điệp nhất quán nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, thúc đẩy mức độ trung thành và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Ví dụ công ty có thể sử dụng CDP để liên kết dữ liệu từ các cuộc trò chuyện của khách hàng, tương tác trên mạng xã hội và thông tin đăng ký của khách hàng. Doanh nghiệp có thể tận dụng thông tin này để tạo nội dung chất lượng cao phù hợp với sở thích của từng đối tượng mục tiêu và phân phối nó thông qua email, blog và mạng xã hội. Điều này giúp tăng tương tác và tạo sự tò mò từ khách hàng, từ đó cải thiện ROI cho chiến dịch tiếp thị.

  1. Mô hình dự đoán 

Một tính năng mạnh mẽ khác của CDP Marketing tool mà doanh nghiệp có thể tận dụng là khả năng đưa ra những dự đoán. CDP không chỉ thu thập dữ liệu về hành vi và lịch sử mua hàng của khách hàng, mà còn có khả năng tạo ra các mô hình dự đoán. 

Mô hình dự đoán có thể được áp dụng để xác định những khách hàng có nguy cơ rời bỏ giúp doanh nghiệp thực hiện các biện pháp để giữ chân người tiêu dùng. Ngoài ra, các mô hình dự đoán có thể giúp doanh nghiệp xác định đối tượng phản hồi tốt nhất cho các chiến dịch tiếp thị cụ thể, hoặc xác định khách hàng cần hỗ trợ nhiều nhất.

Ví dụ một doanh nghiệp thương mại điện tử đã sử dụng CDP marketing tool để thu thập dữ liệu về hành vi mua sắm và tương tác trên trang web của người dùng. Bằng việc áp dụng mô hình dự đoán, họ xác định được những khách hàng có khả năng rời bỏ và tự động gửi thông điệp tùy chỉnh về ưu đãi hoặc sản phẩm mới để giữ chân họ. Điều này tạo ra sự kết nối đáng giá hơn với khách hàng và giúp tối ưu ROI bằng cách ngăn chặn việc mất khách hàng.