fbpx
loader
banner

Thời gian đọc: 4 phút

Lượt xem: 35
Featured Image

Việc phân nhóm khách hàng (Customer Segmentation) là một nhiệm vụ quan trọng mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Phân nhóm khách hàng đúng không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng mà còn giúp tiết kiệm chi phí và tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Hãy cùng chúng tôi điểm qua 10 tiêu chí phân nhóm khách hàng để tăng tỉ lệ chuyển đổi qua bài viết dưới đây.

  • Phân nhóm khách hàng tiềm năng là gì?
  • 10 tiêu chí phân nhóm khách hàng tiềm năng
  • Việc phân nhóm khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến tăng khả năng chuyển đổi khách hàng như thế nào?

(Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả Minh Ngọc Antsomi CDP Team)

Phân nhóm khách hàng là gì?

Phân nhóm khách hàng là quá trình chia các khách hàng thành các nhóm nhỏ dựa trên các đặc điểm chung như độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi mua hàng và nhu cầu. Mục tiêu là để hiểu rõ hơn về từng nhóm, từ đó tùy chỉnh chiến lược tiếp thị, sản phẩm và dịch vụ sao cho phù hợp và hấp dẫn hơn đối với từng đối tượng khách hàng. Việc này giúp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, tiết kiệm nguồn lực và tạo trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

10 tiêu chí phân nhóm khách hàng tiềm năng

1. Nhóm khách hàng đã từng ra quyết định mua một lần

Đây là những người đã mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ việc thông tin khách hàng vẫn được lưu trữ trên hệ thống, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn dữ liệu này cho các chiến dịch tiếp để kích thích khách hàng mua thêm lần hai. 

2. Nhóm khách hàng tiềm năng

Nhóm này gồm những người có tiềm năng mua sắm trong tương lai. Mặc dù chưa từng mua sản phẩm nhưng họ có những tương tác trực tiếp thể hiện sự quan tâm đến các bài quảng cáo hay chiến dịch của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên tập trung vào việc cung cấp các thông tin hữu ích, đưa ra các chiến dịch đặc thù để kích thích việc ra quyết định mua lần đầu của họ.

3. Nhóm khách hàng trung thành

Là nhóm khách hàng đã trải qua quá trình mua hàng và trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp nhiều hơn một lần. Họ chính là nhóm khách hàng quan trọng và có thể trở thành nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Từ những dữ liệu về hành trình mua hàng và mức độ tương tác của khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định được nhóm khách hàng này, đồng thời tạo ra các chương trình khuyến mãi dành riêng cho họ để thể hiện sự cảm ơn và khuyến khích họ tiếp tục mua sắm.

4.  Nhóm khách hàng thu hút bởi các sản phẩm mới

Nhóm này chỉ tương tác với doanh nghiệp khi nhận được thông báo về sự xuất hiện của sản phẩm mới. Doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn dữ liệu này để thường xuyên đưa ra các thông báo và giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng, để họ luôn cảm thấy hứng thú và đưa ra quyết định mua sắm một cách nhanh chóng.

5. Nhóm khách hàng có nguy cơ rời bỏ: 

Nhóm này bao gồm những khách hàng đã ngừng mua sắm và không có tương tác với sản phẩm trong một thời gian dài. Doanh nghiệp có thể phân nhóm khách hàng này theo thời gian thực để từ đó đưa ra các chiến dịch chăm sóc phù hợp nhằm thu hút lại nhóm người dùng này.

6. Tần suất mua hàng của người dùng: 

Nhóm này có thể được phân loại dựa vào tần suất mua hàng theo tuần, tháng hoặc quý. Tùy theo tần suất mua sắm, doanh nghiệp có thể tạo ra các ưu đãi hay chương trình thưởng dành cho khách hàng thường xuyên để khuyến khích họ mua nhiều hơn.

7. Dựa theo giá trị của đơn hàng: 

Nhóm này có thể được tạo ra bằng cách phân loại theo mức giá trị đơn hàng cao, trung bình hay thấp. Doanh nghiệp có thể tạo các chương trình khuyến mãi dành cho các đơn hàng có giá trị lớn để khuyến khích mua sắm trọn gói.

8. Nhóm khách hàng hay bỏ quên giỏ hàng: 

Đây là nhóm khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa hoàn tất giao dịch. Doanh nghiệp có thể khéo léo gửi nhắc nhở qua email hoặc thông báo trên trang web để họ hoàn tất việc mua sắm.

9. Nhóm khách hàng có hứng thú với các chương trình tích điểm:

Nhóm này thường yêu thích việc tích lũy điểm thưởng hoặc ưu đãi từ việc mua sắm. Doanh nghiệp có thể thiết kế các chương trình thưởng hoặc ưu đãi dành riêng cho họ để thúc đẩy việc mua sắm thường xuyên hơn.

10. Nhóm khách hàng quan tâm đến các chương trình khuyến mãi, giảm giá: 

Nhóm này chủ yếu dựa vào ưu đãi giá để quyết định mua hàng. Dựa vào nguồn dữ liệu được tổng hợp, doanh nghiệp có thể xác định được nhóm khách hàng chỉ đưa ra quyết định khi có giảm giá hay khuyến mãi. Từ đó có thể tập trung tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và kích thích họ mua sắm thường xuyên hơn.

Việc phân nhóm khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến tăng khả năng chuyển đổi khách hàng như thế nào?

H2: Lợi ích của phân nhóm khách hàng đến tỉ lệ chuyển đội

Lợi ích của phân nhóm khách hàng đến tỉ lệ chuyển đội

1. Tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng

Bằng cách hiểu rõ hơn về từng nhóm khách hàng, doanh nghiệp có khả năng tùy chỉnh trải nghiệm mua sắm của họ. Dựa theo các hiểu biết về nhu cầu, sở thích hay vấn đề mà từng nhóm khách hàng đang đối mặt. Doanh nghiệp có thể tạo ra thông điệp và ưu đãi thích hợp hơn cho mỗi nhóm.

Điều này có thể bao gồm việc cải thiện giao diện trang web, tùy chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên nhu cầu cụ thể của từng nhóm. Một trải nghiệm được “cá nhân hoá” có thể chiếm được thiện cảm lớn từ khách hàng, tăng khả năng chuyển đổi, từ đó có tác động tích cực đến doanh nghiệp.

3. Tối ưu hóa Chiến lược Tiếp thị

Khi đã hiểu rõ về từng nhóm khách hàng, doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực tiếp thị một cách thông minh hơn. Doanh nghiệp có thể tập trung tạo ra các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị hướng đến đúng đối tượng, đồng thời tiết kiệm nguồn lực bằng cách tránh tiếp cận những nhóm không phù hợp. Điều này giúp tối ưu hóa ngân sách tiếp thị và tăng khả năng chuyển đổi cho doanh nghiệp qua việc tập trung vào những khách hàng có tiềm năng.