fbpx
loader
banner

Thời gian đọc: 4 phút

Lượt xem: 25
Featured Image

Trong sự phát triển của các chiến dịch tiếp thị dựa trên dữ liệu (Data-driven marketing) và các chiến lược kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm (Customer-centric), việc đầu tư vào nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) một cách đúng đắn có thể cải thiện hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn. 

Với khá nhiều nhà cung cấp CDP hiện nay, việc xây dựng một quy trình Request for Proposal (RFP) vô cùng quan trọng để bạn có thể chắc chắn chọn được nhà cung cấp hoàn toàn phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình. Và hãy tham khảo những tips hữu ích được chia sẻ bên dưới từ Antsomi nhé!

RFP là gì?

Đề nghị mời thầu (RFP) là một tài liệu kinh doanh chứa thông tin chi tiết về dự án liên quan đến việc mua thiết bị hay dịch vụ để phục vị một dự án nào đó. Nói cách khác, đây là một tài liệu do doanh nghiệp hoặc tổ chức thực hiện để yêu cầu nhà cung cấp chào giá cho các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ cụ thể.

Hồ sơ RFP bao gồm:

  • Yêu cầu nghiệp vụ và các use case mà nhà cung cấp tiềm năng phải thể hiện khả năng quản lý.
  • Các điều khoản cụ thể để việc hợp tác hiệu quả.
  • Tiêu chuẩn đánh giá để lựa chọn nhà cung cấp tối ưu. 
  • Yêu cầu về trách nghiệm và thời gian cho quá trình triển khai.
  • Tiêu chí mong muốn đạt được.

CDP RFP có điểm gì khác biệt?

CDP RFP có phạm vi rộng hơn các RFP công nghệ khác. Bởi nó thường bao gồm thông tin đầu vào từ nhiều bộ phận và các bên liên quan, nhằm duy trì dữ liệu khách hàng theo nhiều cách khác nhau trong toàn bộ công ty..

Quy trình đề nghị mời thầu CDP yêu cầu tất cả các bên liên quan trong toàn thể doanh nghiệp phải tham gia nhằm để đảm bảo rằng nhu cầu của họ được đáp ứng. Điều này sẽ giúp củng cố sự ủng hộ và tham gia liên tục khi dự án được mở rộng.

8 bước để xây dựng một quy trình CDP RFP thành công

8 bước để xây dựng một quy trình CDP RFP thành công

Đa số phần lớn nhân viên và tổ chức liên hệ với nhiều nhà cung cấp để tìm hiểu thêm thông tin và “dò giá” để tìm kiếm giải pháp CDP tốt nhất. Thì việc tạo nên một quy trình CDP RFP sẽ giúp việc lựa chọn trở nên hiệu quả hơn nhiều. 

Xác định các use case chính của CDP ở đầu quy trình RFP sẽ giúp nội bộ doanh nghiệp cùng nhau điều chỉnh các mục tiêu, cách thức  và tiêu chí thành công của dự án. Ngoài việc xem xét các nhà cung cấp CDP, điều quan trọng là phải xác định những nguồn lực, kỹ năng và cách vận hành nội bộ là điều cần thiết.

1. Xác định đề án kinh doanh và các bên liên quan: Hãy bắt đầu quy trình bằng cách tìm nhân sự phù hợp nhóm các bên liên quan. Điều chỉnh các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách tổng thể cho nền tảng dữ liệu khách hàng của bạn.

2. Thống nhất các yêu cầu RFP: Làm việc với các bên liên quan để xác định các use cases chính, những yêu cầu và khả năng cốt lõi mà bạn cần từ CDP.

3. Tổng hợp tài liệu CDP RFP: Sau khi bạn đã tạo nhóm các bên liên quan và xác định yêu cầu của mình, bạn hãy đặt ra những câu hỏi để hiểu được các nhà cung cấp tiềm năng. Điều này sẽ tạo thành tài liệu CDP RFP của bạn.

4. Xác định các nhà cung cấp sẽ tham gia: Tìm được một nhà cung cấp CDP phù hợp cho doanh nghiệp của bạn sẽ tạo ra sự khác biệt và đem đến sự thành công cũng như những giá trị kinh doanh dài hạn. Bạn hãy làm việc với các bên liên quan để đưa ra một danh sách các nhà cung cấp mà bạn muốn họ tham gia trong RFP. Các chuyên tư vấn bên ngoài và các chuyên gia trong ngành cũng có thể giúp bạn đưa ra đề xuất về những nhà cung cấp tiềm năng dựa trên yêu cầu của bạn.

5. Tham gia các buổi thảo luận về RFP: Việc dành đủ thời gian và nỗ lực vào quá trình bàn bạc về RFP sẽ giúp bạn có được danh sách chọn lọc các nhà cung cấp phù hợp sẽ tham gia.

6. Đánh giá nhà cung cấp dựa trên điểm số: Đây là điều đầu tiên giúp bạn tinh chỉnh được danh sách chọn lọc các nhà cung cấp.

7. Lựa chọn nền tảng dữ liệu khách hàng CDP phù hợp: từ danh sách các nhà cung cấp tốt nhất mà bạn đã xác định được, hãy cân nhắc thật kỹ để chọn một nhà cung cấp phù hợp nhất với nhu cầu của của mình.

8. Tiến hành đưa ra thỏa thuận cuối cùng: Sau khi đã chọn được nhà cung cấp phù hợp, bạn nên chuyển tất cả điểm đánh giá đến bộ phận pháp lý của bạn để được tư vấn thêm. Tiếp theo, bạn có thể soạn thảo một hợp đồng dịch vụ, trong đó sẽ đề ra những chi tiết về giá trị hợp đồng và thiết lập các yêu cầu cho sự hợp tác trong tương lai.

Kết luận

Xây dựng một quy trình CDP RFP hiệu quả có thể đòi hỏi nhiều công sức, nhưng nó là một bước quan trọng để đảm bảo bạn chọn được một giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Với những chia sẻ từ Antsomi, đừng ngần ngại đầu tư thời gian và nỗ lực để tạo ra một CDP RFP mạnh mẽ – điều này sẽ có lợi cho doanh nghiệp của bạn trong việc quản lý dữ liệu khách hàng và vận hành chiến lược tiếp thị. 

Sản phẩm CDP 365 của Antsomi Việt Nam với Khả năng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tạo dữ liệu khách hàng hợp nhất và tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân chắc chắn là một sự lựa chọn xuất sắc cho việc cải thiện hiệu quả tiếp thị dựa trên dữ liệu của bất kỳ doanh nghiệp nào.