fbpx
loader
banner

Làm thế nào các doanh nghiệp hàng đầu luôn đi trước một bước trong “cuộc đua” marketing? Trong kỷ nguyên số, việc hiểu thấu từng chi tiết về khách hàng và cá nhân hóa trải nghiệm không còn là một lựa chọn, mà là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển. CDP không chỉ tối ưu hóa dữ liệu mà còn biến những thông tin quý giá đó thành vũ khí lợi hại cho các chiến lược Marketing, giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số và gia tăng sự hài lòng của khách hàng thật ngoạn mục!

Customer Data Platform (CDP) giúp gì cho doanh nghiệp?

  • Thu thập dữ liệu đa kênh: Hợp nhất dữ liệu khách hàng từ đa kênh (online & offline) tạo chân dung khách hàng 360 độ, giúp doanh nghiệp thấu hiểu trọn vẹn nhu cầu của khách hàng.
  • Phân tích và phân khúc khách hàng: Doanh nghiệp có thể phân tích sâu về các tập khách hàng và đề xuất các chiến dịch phù hợp dựa trên các thông tin định danh, lịch sử hành vi, ý định của khách hàng,…Xử lý dữ liệu và lập báo cáo theo thời gian thực giúp phòng marketing dễ dàng thực hiện và đo lường chiến dịch truyền thông và có những điều chỉnh kịp thời. 
  • Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Với dữ liệu chi tiết từ CDP, doanh nghiệp có thể tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa cho từng khách hàng, nâng cao tỷ lệ engagement và tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Nguồn: Antsomi

Customer Data Platform – CDP 365 của Antsomi được thiết kế theo Single Page Application (SPA) giúp mô tả chi tiết của một đối tượng trên cùng một trang, giảm đáng kể thời gian tải và không gây gián đoạn trải nghiệm khi dùng “tool” cho việc vận hành. Điều này cho phép việc hợp nhất dữ liệu khách hàng từ nhiều kênh trở nên mượt mà và liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích sâu và đưa ra các chiến dịch phù hợp ngay lập tức.

Customer Data Platform (CDP) và vai trò của nó trong chiến lược marketing

Phân loại khách hàng trong chiến lược marketing

Hàng tháng, website của tôi ghi nhận hơn 600,000 người dùng truy cập và mua hàng, thì việc phân tích được đâu là nhóm khách hàng tiềm năng cho mỗi chiến dịch Marketing là điều vô cùng quan trọng.

Phân khúc khách hàng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing, giúp doanh nghiệp xác định và nhắm đến các nhóm khách hàng cụ thể với các nhu cầu và mong muốn khác nhau. Việc phân khúc đúng đắn không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực mà còn tăng hiệu quả của các chiến dịch marketing. CDP sử dụng mô hình RFM để xác định các nhóm khách hàng dựa trên hành vi mua sắm, tần suất mua hàng, giá trị đơn hàng và nhiều yếu tố khác. 

>> Khám phá thêm về Mô hình RFM là gì?

Ví dụ, một doanh nghiệp bán lẻ có thể sử dụng CDP để phân nhóm khách hàng thành các nhóm như “khách hàng mới”, “khách hàng trung thành” và “khách hàng có nguy cơ rời bỏ”,… từ đó đưa ra các chiến lược tiếp cận phù hợp cho từng nhóm.

Một chuỗi cửa hàng thời trang sử dụng CDP để phân tích dữ liệu mua sắm của khách hàng. Họ nhận thấy rằng một nhóm khách hàng mới hay xem và thêm vào giỏ các sản phẩm mới ra mắt vào cuối tuần. Dựa vào thông tin này, họ tạo ra các chiến dịch khuyến mãi đặc biệt vào mỗi cuối tuần và gửi thông báo qua email về các sản phẩm ấy để thu hút nhóm khách hàng này để thúc đẩy họ thực hiện hoàn tất đơn hàng.

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng 

Thông điệp Marketing của tôi được sếp đánh giá rất cao, chạm đến 100,000 data nhưng số người ở lại vô cùng thưa thớt… vì tôi chưa có chiến lược cá nhân hóa Marketing hiệu quả.

Cá nhân hóa không chỉ làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với brand mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng. Khi khách hàng cảm thấy được quan tâm và đáp ứng theo nhu cầu cá nhân, họ có xu hướng mua sắm nhiều hơn và trở thành khách hàng trung thành, thậm chí họ sẽ là một “Brand Ambassador” đáng gờm cho thương hiệu.

Nguồn: Antsomi

Thông tin, sở thích chi tiết về từng khách hàng, cho phép doanh nghiệp tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa như gợi ý sản phẩm, nội dung email, và các ưu đãi đặc biệt dựa trên sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng. Ví dụ, một khách hàng thường xuyên mua sản phẩm chăm sóc da có thể nhận được gợi ý về các sản phẩm mới hoặc các chương trình khuyến mãi liên quan.

Nguồn: Antsomi

Một công ty điện máy sử dụng CDP để theo dõi thói quen mua sắm của khách hàng tại website và app. Họ nhận thấy khách hàng thường xuyên mua quạt để bàn vào tháng 5-6. Dựa vào dữ liệu này, công ty gửi email cá nhân hóa với gợi ý kèm các ưu đãi đặc biệt vào đầu mùa hạ. Kết quả là, khách hàng này không chỉ mua quạt để bàn mà còn mua thêm quạt máy phun sương, bộ pin cho quạt,…

Nguồn: Antsomi

Tối ưu hóa chiến dịch marketing và đo lường hiệu quả

Các bước cần thiết để tối ưu hóa chiến lược marketing bằng CDP:

  1. Xác định mục tiêu chiến dịch: Đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho chiến dịch marketing.
  2. Phân tích dữ liệu khách hàng: Sử dụng CDP để thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu.
  3. Phân khúc khách hàng: Sử dụng các công cụ phân khúc của CDP để tạo ra các nhóm khách hàng cụ thể.
  4. Cá nhân hóa nội dung: Tạo ra các nội dung và thông điệp cá nhân hóa dựa trên sở thích và hành vi của từng nhóm khách hàng.
  5. Thực hiện và theo dõi: Triển khai chiến dịch và theo dõi hiệu quả thông qua các báo cáo và phân tích của CDP.

CDP cung cấp các bảng báo cáo chi tiết về hiệu quả của các chiến dịch marketing, giúp doanh nghiệp điều chỉnh và tối ưu hóa các chiến lược để đạt được kết quả tốt nhất.

Một công ty thương mại điện tử sử dụng CDP để phân tích dữ liệu chiến dịch email marketing. Họ nhận thấy rằng email có nội dung riêng biệt dựa trên lịch sử mua sắm của khách hàng có tỷ lệ mở cao hơn 37% và tỷ lệ click-through cao hơn 15% so với email thông thường. Dựa vào thông tin này, công ty quyết định cá nhân hóa toàn bộ nội dung email trong các chiến dịch sau này để tối ưu hóa hiệu quả.

Đo lường hiệu quả marketing với CDP

CDP cung cấp các công cụ đo lường hiệu quả marketing thông qua các chỉ số như tỷ lệ mở email, tỷ lệ CTR, tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng. Các phương pháp đo lường này giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược kịp thời.

Metrics và KPIs quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch:

  1. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): Đo lường số lượng khách hàng thực hiện hành động mong muốn sau khi tiếp nhận chiến dịch marketing.
  2. Giá trị đơn hàng trung bình (Average Order Value): Đo lường giá trị trung bình của các đơn hàng được đặt bởi khách hàng.
  3. Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate): Đo lường tỷ lệ khách hàng quay lại mua sắm sau lần đầu tiên.
  4. Chỉ số hài lòng khách hàng (Customer Satisfaction Score): Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ.

Và các chỉ số liên quan khác tùy theo từng chiến dịch của doanh nghiệp.

Kết luận

Để đạt được hiệu quả tối đa từ CDP, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật và tối ưu hóa dữ liệu, đồng thời kết hợp CDP với các công cụ và chiến lược marketing khác. Việc đầu tư vào CDP không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Antsomi CDP 365 – là nền tảng dữ liệu khách hàng tích hợp AI đầu tiên tại Đông Nam Á, hỗ trợ phân tích dữ liệu khách hàng, hiểu rõ vòng đời khách hàng và đưa ra các giải pháp phù hợp tức thì, xuyên suốt 24 giờ mỗi ngày – 365 ngày trong năm. Antsomi CDP 365 được nhiều doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam và Đông Nam Á lựa chọn, bao gồm: Phú Nhuận Jewelry (Việt Nam), ASUS Singapore, Cycle & Carriage (Malaysia),  Dunlop (Thailand), GoCart (Philippines),…